Nhà cái 888b - Tải xuống phiên bản mới nhất của ứng dụng vào năm 2024

Phòng Đào Tạo& Nghiên cứu khoa học

A. CHỨC NĂNG:

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý và phát triển đào tạo bậc đại học, cao đẳng và trung cấp;

2. Tham mưu giúp Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo trong việc định hướng, xây dựng kế hoạch và quy mô đào tạo của Trường trong thời gian hiện tại và lâu dài;

3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý các loại hình đào tạo trong và ngoài trường;

4. Tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo, hoạch định phương hướng và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường.

B. NHIỆM VỤ:

 I.CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

1. Xây dựng quy hoạch phát triển, lập chương trình, kế hoạch đào tạo ở các cấp học. Nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo nhằm phát triển nhu cầu đào tạo dài hạn của Trường (mở ngành theo nhu cầu xã hội)

2. Đề xuất và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, cùng các bộ phận khác trong nhà trường tổ chức và thực hiện tuyển sinh các ngành học (lên kế hoạch, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi, chấm thi, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển);

3. Cụ thể hóa và theo dõi hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo, bồi dưỡng của các khoa trong nhà trường (kể cả hệ chính quy và không chính quy);

4. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập, đồng thời theo dõi việc kiểm tra và thực hiện;

5. Tổ chức hướng dẫn và theo dõi việc biên soạn, chỉnh sửa giáo trình, giáo án ở các khoa; việc xây dựng và phát triễn các cơ sở phục vụ giảng dạy, học tập;

6. Cùng với phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức thực hiện các quy chế đảm bảo chất lượng đào tạo, theo dõi học sinh – sinh viên đã tốt nghiệp để rút kinh nghiện cho công tác đào tạo ngày càng chất lượng hơn;

7. Phối hợp với các tổ chức chuyên môn quản lý hướng dẫn học sinh – sinh viên học tập và rèn luyện trong mọi hoạt động: học tập trên lớp, tự học, thực hành, thí nghiện, đi thực tế, sinh hoạt tập thể;

8. Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị liên kết đào tạo, các cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho công tác đào tạo;

9. Phối hợp với các đơn vị phòng, khoa trong nhà trường để giải quyết các công việc có liên quan;

10. Tổ chức quản lý và cấp phát bằng tốt nghiệp các hệ đào tạo theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

11. Cùng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục tổng hợp và lưu trữ cáckết quả học tập của học sinh – sinh viên, xác nhận kết quả học tập, thực hiện các báo cáo về học tập theo yêu cầu;

12. Tổng hợp giờ giảng dạy của từng cán bộ giảng dạy để tính định mức, đề nghị thanh toán chế độ cho các cán bộ giảng dạy thừa giờ, thỉnh giảng. Nếu Khoa chuyên môn đã có bộ phận Giáo vụ khoa thì giao cho Khoa giải quyết công việc này.

13. Quản lý, lưu trữ điểm. Tổ chức, quản lý đầu vào, đầu ra của các loại hình đào tạo trong Nhà trường.

14. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Trường tổ chức thi hết học phần, thi học kỳ, thi tốt nghiệp.

15. Tổ chức quản lý chứng chỉ, chứng nhận các khoa đào tạo của Nhà trường.

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

1. Xây dựng phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, quản lý chương trình, giáo trình, giáo án giảng dạy, đề tài công trình khoa học ( đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu ). Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với nhu cầu phát triển theo định hướng và theo thực tế của Nhà trường theo từng năm, từng khoá học, từng giai đoạn đúng với thời hạn mà Hiệu trưởng, Bộ chủ quản đã chấp thuận, phê duyệt;

2. Căn cứ tình hình giảng dạy, học tập cụ thể, đề xuất những phương hướng, kế hoạch hoạt động nghiên cứu, ứng dụng cho từng chuyên ngành phù hợp với mục tiêu đào tạo;

3. Lập kế hoạch dự án và phân cấp đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ, liên kết với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các đề tài, nội dung kinh phí, thời gian đã được Hiệu trưởng phê duyệt;

4. Tham gia hướng dẫn cho các em sinh viên làm luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu theo quy định;

5. Phối hợp với các khoa, phòng trong Trường tổ chức các buổi thảo luận, toạ đàm, hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề nhằm tăng cường và cập nhật thông tin thiết yếu cho cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường;

6. Quản lý và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội của địa phương.

7. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nội dung, hiệu quả, thời gian, tiến độ các công trình nghiên cứu và các hoạt động liên quan;

8. Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, thực hành phù hợp với ngành nghề đào tạo nhằm gắn đào tạo với việc làm, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường;

9. Phối hợp với các phòng, khoa chức năng để tiến hành thực nghiệm, đưa công trình nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn trong công tác giáo dục – đào tạo, đánh giá hiệu quả để có kế hoạch từng bước nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo.

10. Tổ chức xuất bản tập san, tạp chí, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường theo đúng quy định của Luật xuất bản và của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

11. Thực hiện liên kết, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cho trường;

12. Tổ chức mời các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi trong và ngoài tỉnh đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại trường theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước;

13. Phối hợp với phòng Công tác HS – SV tổ chức các chương trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa cácgiáo viên, học sinh – sinh viên với các trường khác nhằm nâng cao chất lượng dạy và học;

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao phó.

Leave a Comment