Nhà cái 888b - Tải xuống phiên bản mới nhất của ứng dụng vào năm 2024

Co Nguyen Thi Thanh Ha

Phát triển một số kỹ năng thanh nhạc trong câu hò, điệu lý miền nam cho sinh viên chuyên nghành Sân khấu – Điện ảnh.

Người viết :Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà

 ntth1

I.THỰC TRẠNG

1. Thực trạng về khả năng âm nhạc.

– Một số em giọng hát còn nhiều hạn chế, chưa có kỹ năng thanh nhạc.

2. Thực trạng về kiến thức âm nhạc

– Còn sơ sài, có những em ở tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, gần như không được tiếp xúc với bộ môn âm nhạc, với những kiến thức cơ bản về âm nhạc.

3. Trong Âm nhạc dân gian Nam bộ: Hò và Lý là hai hình thức tiêu biểu nhất.

4. Là trường chuyên về tiếng nói sân khấu khu vực phía Nam, có được thuận lợi trong việc phát âm theo phương ngữ vùng miền.

II.GIẢI PHÁP

1. Bồi dưỡng kiến thức:

– Bồi dưỡng cho sinh viên một số kiến thức cơ bản của Âm nhạc dân gian Việt Nam nói chung và câu Hò, điệu Lý Miền Nam nói riêng.

2. Dự kiến nội dung chương trình mới

2.1 Lý thuyết:

a. Khái quát về âm nhạc dân gian Việt Nam 3 miền: Bắc Trung Nam (chú trọng Âm nhạc dân gian Nam Bộ)

b. Nguồn gốc – đặc điểm điệu Hò Nam Bộ.

Hò Nam Bộ cũng như các điệu hò ở những vùng miền khác, cũng xuất phát từ trong lao động, phản ánh tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người.

Đặc điểm của hò Miền Nam cũng như các điệu hò của vùng miền khác là không tồn tại dưới dạng văn bản, xuất hiện tại chỗ đôi khi theo ngẫu hứng của người hò. Sự sáng tạo đó được truyền đến những người cùng tham gia rồi trở thành cái chung của xã hội.

Âm nhạc dân gian nói chung hay những câu hò điệu lý nói riêng, không tồn tại dưới dạng văn bản, nó nằm trong trí nhớ của mỗi con người, tồn tại và lưu truyền trong tiềm thức của người dân lao động.

Thang âm trong câu hò Nam Bộ: Hò – xự – xang – xê – công – líu.

 ntth2

Tiết điệu trong câu hò biến đổi khá nhiều nhưng có thể gom trong hai điệu chính là: Hò huê tình và hò lăn. Hò huê tình có tiết điệu chậm và kéo dài, còn hò lăn tiết điệu nhanh hơn và ngắn lại.

Âm điệu của hò thì hò ở từng địa phương thường không giống nhau ở những chổ luyến láy và cách xử lý âm điệu. Việc xử lý này tùy vào phong cách và nội dung của từng vùng nhằm thể hiện nét riêng biệt và đặc trưng của vùng đó.

Phương ngữ vùng miền cũng được thể hiện rất rõ trong các câu hò Nam Bộ. Đây là nét đặc trưng tất yếu của âm nhạc dân gian các dân tộc anh em nói chung và Nam Bộ nói riêng. Chính đặc điểm này làm cho dân ca thêm phong phú về màu sắc. Lối phát âm của người Nam Bộ thường phân biệt rất rõ các dấu thanh, riêng dấu hỏi (?) và dấu ngã (~) hay các phụ âm cuối thì không rõ. Chính vì sư khác nhau về ngữ điệu của mỗi vùng miền đã tạo ra âm, hơi khác nhau trong mỗi điệu hò. Tính đặc trưng riêng biệt ở đây ta hiểu là phương ngữ vùng miền nào thì âm điệu hò sẽ mang nét đặc thù của vùng miền đó mà vẫn không mất đi tính thống nhất và vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

c. Nguồn gốc đặc điểm của điệu lý Nam Bộ.

Lý cũng xuất phát từ trong lao động, trong sinh hoạt đời sống của nhân dân lao động, phát triển mạnh ở vùng Trung Bộ rồi đến khu vực Nam Bộ.

Thể tài của Lý rất đa dạng và bình dị. Từ những bông hoa, cây trái hay các loài chim: chim xanh, chim quyên, chim nhạn, con sáo…tất cả những gì đời thường nhất đều có trong lý.

Về cách đặt tên của Lý. Lý lấy nội dung lời hát để đặt tên (lý kéo chài, lý kêu đò, lý bốn mùa….), lấy mấy chữ đầu của câu hát mà đặt tên (lý con cóc, lý chim quyên, lý chiều chiều…), lấy tiếng đệm lót hoặc tiếng láy đưa hơi mà đặt (lý tình tang, lý hò xự xang…), lý cũng lấy địa danh mà đặt tên (lý cái mơn, lý Ba tri…).

Khác với hò, lý không có môi trường diễn xướng như hò. Người dân hát lý trong lao động sản xuất hoặc trong nghỉ ngơi, giải trí hay những ngày lễ Tết, mừng đám cưới, đám giỗ…

Thang âm điệu thức trong Lý: thường sử dụng các dạng thang 3 âm, 4 âm, 5 âm…

2.2. Thực hành

Rèn luyện và phát triển một số kỹ năng Thanh nhạc.

– Cách lấy hơi.

– Kỹ thuật luyến láy.

– Phát âm theo phương ngữ vùng miền (Nam Bộ).

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (theo dự đoán)

– Sinh viên sẽ có hiểu biết cơ bản về Âm nhạc dân gian tương đối tổng quát.

– Không xét đến năng khiếu, một sinh viên ở mức trung bình sẽ có kỹ năng về hò và hát các điệu lý Nam bộ ở mức đô cơ bản.

 IV. PHƯƠNG HƯỚNG

– Tổng số tiết: 60.

– Mỗi tuần một buổi học.

– Mỗi buổi có 5 tiết, trong đó có 2 tiết học lý thuyết và 3 tiết dành cho thực hành.

V. KẾT LUẬN

– Theo xu hướng sân khấu hiện nay, chú trọng vào các bản sắc truyền thống thì việc sinh viên có khả năng về trình diễn Âm nhạc dân gian sẽ đem lại lợi thế cho các em trong công việc và vai diễn sau này.

– Chương trình học tương đối, không nặng, không chiếm nhiều thời gian trong khung đào tạo của các em.

– Với số tiết là 60 tiết, nội dung chương trình sẽ được phân bố hợp lý.

 

 

Leave a Comment