Nhà cái 888b - Tải xuống phiên bản mới nhất của ứng dụng vào năm 2024

Nhạc sĩ Hồ Văn Thành

Âm nhạc dân tộc góp phần sáng tạo độc đáo và quan trọng trong tác phẩm Sân khấu – Điện ảnh

Người viết: Nhạc sĩ Hồ Văn Thành

hvt

       I.            Thực trạng việc sử dụng âm nhạc trong tác phẩm sân khấu và điện ảnh hiện nay:

Trong những năm gần đây, các nhà sáng tạo các tác phẩm sân khấu và điện ảnh hầu như đã xem nhẹ vai trò âm nhạc trong các tác phẩm của họ. Khi một số tác phẩm đã chọn nhạc có sẳn để đưa vào tác phẩm hoặc sử dụng âm nhạc như một việc làm cho có trong tác phẩm. Có thể vì những lý do khách quan như kinh phí thực hiện thấp, cần phải giảm chi phí một số khâu sáng tạo, trong đó có âm nhạc; hoặc do thực hiện vội vàng nên không còn kịp thời gian để sáng tác âm nhạc, nên phải chọn nhạc có sẳn để kịp thời gian phát hành, phát sóng…

Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, việc thực hiện những tác phẩm sân khấu, điện ảnh như thế đều không thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp cao. Ngoài việc không tận dụng, không tạo được sức mạnh cộng hưởng chung từ các loại hình nghệ thuật cùng tham gia với tác phẩm sân khấu, điện ảnh; nó cũng không có cơ hội tạo nên bản sắc, sự độc đáo riêng cho tác phẩm ; và cũng không thể tạo nên một tác phẩm chuẩn để góp phần trong các cuộc liên hoan sân khấu, điện ảnh lớn, có tầm vóc quốc tế.

   II.            Vai trò của âm nhạc trong tác phẩm sân khấu và điện ảnh:

Trong lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu và điện ảnh trên thế giới đã cho thấy: âm nhạc, là loại hình nghệ thuật đã có một vai trò tích cực, hữu hiệu góp phần sáng tạo trong nghệ thuật sân khấu, điện ảnh.

Âm nhạc không chỉ đóng vai trò đơn giản như tạo không khí, làm nhạc nền cho các tình huống, hành động, hay hổ trợ cho diễn xuất của diễn viên… mà còn đóng vai trò quan trọng, như một thành phần sáng tạo không thể thiếu trong các vở nhạc kịch từ cổ điển đến hiện đại như các thể loại : Opera, Operette, Sân khấu Broadway, các tác phẩm điện ảnh-âm nhạc ( Musical). Đối với những thể loại sân khấu,điện ảnh này, âm nhạc đã tham gia hầu như toàn bộ thời gian biểu diễn hoặc chí ít, cũng từ 70% đến 80% thời lượng của tác phẩm.

(Nếu có thời gian trích giới thiệu, trình chiếu các tác phẩm sân khấu và điện ảnh thế giới:

–         Opera: Turandot

–         Opera hiện đại: Thằng gù Nhà thờ Đức bà

–         Sân khấu Broadway: The Cats

–         Musical : The Miserables, High school Musical )

III.            Vai trò dân ca, dân nhạc trong nền âm nhạc Việt nam:

Về lịch sử âm nhạc Việt nam, theo một số tư liệu nghiên cứu về âm nhạc: kể từ năm 1930, Việt nam mới có ca khúc đầu tiên (hay gọi là nhạc mới, tân nhạc) ra đời, có tên tác giả cụ thể. Đó là ca khúc Cùng nhau đi Hồng binh của tác giả Đinh Nhu, sáng tác trong nhà tù Hỏa Lò-Nghệ an. Sau đó khá lâu, mới có các tác giả sáng tác âm nhạc cho nhạc kịch(opera), nhạc múa, nhạc cho sân khấu,điện ảnh…

Trong nhiều thế kỷ trước đó, sinh hoạt âm nhạc Việt nam được biết đến ở dạng các bài dân ca (không có tên tác giả cụ thể), âm nhạc Cung đình, Ca trù,Quan họ Bắc Ninh, Hát Xẩm, Ca Huế, Đờn ca Tài tử Nam bộ… ; và, âm nhạc cho sân khấu dân tộc như Chèo, Tuồng, Bài chòi, Cải lương, Ngâm thơ… Có thể nói, mọi sinh hoạt âm nhạc Việt nam, kể từ trước năm 1930, ở nước ta chỉ dùng dân ca,dân nhạc, hoặc những tác phẩm âm nhạc dù mang tính bác học, nhưng đều dựa vào sự sáng tạo ngẩu hứng; được truyền ngón, truyền khẩu cùng sự cộng hưởng, sáng tạo, phát triển âm nhạc của bao thế hệ nghệ nhân dân gian được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, có thể nói các tác phẩm dân ca, dân nhạc đã có một vị trí quan trọng, cần thiết và lâu dài trong các hoạt động nghệ thuật, trong kịch hát dân tộc ( Chèo, Tuồng, Cải Lương…) của dân tộc ta.

(Nếu có thời gian trích giới thiệu:

–         Chèo: Thị Mầu lên chùa

–         Tuồng: Đàm Liên

–         Cải Lương: Thái hậu Dương Vân Nga )

 IV.            Những sáng tạo độc đáo của dân ca, dân nhạc trong tác phẩm Sân Khấu và Điện ảnh:

Sử dụng âm nhạc trong sân khấu, điện ảnh không phải là “tìm cách lắp vào khoảng trống”, “dán âm nhạc” vào sân khấu, điện ảnh một cách vô hồn, cho xong việc hoặc vì không biết làm cách gì khác. Biết sử dụng âm nhạc một cách hiệu quả là phải tạo thành những động lực phát triển cho tác phẩm sân khấu, điện ảnh.Nhạc sĩ thiên tài người Đức L.V.Beethoven, đã nói: “ Khi ngôn ngữ bất lực, thì âm nhạc lên tiếng”. Âm nhạc có thể thể hiện một cách sâu sắc, giúp cho người xem hiểu được những tư tưởng, tình cảm bên trong của nhân vật, mà diễn viên không muốn thể hiện, hay không thể nói ra bằng tiếng nói hoặc hành động diễn xuất của mình.

Có khá nhiều tác phẩm sân khấu, điện ảnh sử dụng dân ca, dân nhạc đã tạo nên những thành công. Chúng ta có thể xem sau đây một vài tác phẩm sân khấu, điện ảnh tạo được những hiệu quả đặc biệt ấn tượng từ dân ca như :

1)     Trong phim 12 năm làm nô lệ, của đạo diễn Steve McQUEEN , âm nhạc Hans Zimmer. Những bài dân ca của người dân nô lệ da đen, được hát đồng ca một cách trầm hùng trong lúc lao động trên cánh đồng bông, dưới những lằn roi khắc nghiệt của người da trắng; những bài hát đó không chỉ phản ánh nổi đau tủi nhục của người da đen mà còn là bài ca nhằm động viên chính mỗi cá nhân và những người chung quanh cùng đoàn kết, vươn lên và vượt qua nổi đau đớn, nhục nhằn mà họ đang phải chịu đựng.

 (Trích hai đoạn trong phim 12 năm nô lệ,

 của đạo diễn Steve McQUEEN , âm nhạc Hans Zimmer )

2)     Cũng trong phim 12 năm làm nô lệ , các nhà sáng tạo đã sử dụng điệu dân ca da đen, thể hiện theo kiểu Hợp xướng không nhạc đệm ( a cappella) để tiễn đưa người bạn đồng nghiệp về bên kia thế giới trong nổi buồn câm lặng, gây xúc động cho người xem.

 (Trích hai đoạn trong phim 12 năm nô lệ,

 của đạo diễn Steve McQUEEN , âm nhạc Hans Zimmer )

3)      Hay trong phim Cánh buồm ảo ảnh, của đạo diễn Phạm Ngọc Châu, âm nhạc Hồ Văn Thành. Từ một bài hát ru (dân ca) có thể tạo một hiệu quả độc đáo như một hiệu ứng về những dư luận xóm làng, cộng đồng chung quanh đang tác động đến nhân vật trong phim. Thay vì, phải quay những cảnh bà con làng xóm đang bàn tán xôn xao về nhân vật cô Thu “không chồng mà có con”; tình huống đó đã được xử lý một cách nghệ thuật hơn với bài hát ru mộc mạc trong dân gian, như một làn sóng dư luận trong xóm làng, cộng đồng chung quanh. Chúng ta có thể cảm nhận bài hát ru con đã vang lên ba lần trong phim đã tạo được những hiệu quả rất độc đáo.

 (Trích ba đoạn trong phim Cánh buồm ảo ảnh,

 của đạo diễn Phạm Ngọc Châu, âm nhạc Hồ Văn Thành)

4)     Đoạn kết trong phim Cánh buồm ảo ảnh, cũng đã kết hợp âm nhạc, tiếng động, tiếng cười để thể hiện sự cười chê, phê phán của người đời đối với những việc làm thiếu suy nghĩ của người chồng, do ghen tuông mù quáng, đã đẩy người vợ chung thủy mình vào cái chết tang thương.

 (Trích đoạn kết trong phim Cánh buồm ảo ảnh,

 của đạo diễn Phạm Ngọc Châu, âm nhạc Hồ Văn Thành)

5)     Hình ảnh bà cụ già đang hát ru các cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng lộc hay hát ca trù đi vượt qua những hố bom có thể tạo một hiệu quả độc đáo hơn nhiều câu khẩu hiệu chống giặc ngoại xâm; đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, chất thơ, chất lãng mạn, luôn yêu quý cái đẹp của con người Việt nam.Chúng ta có thể thấy trong cách xử lý âm nhạc trong phim Ngã ba Đồng Lộc, của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, âm nhạc Quốc Trung.

 ( Trích hai đoạn trong phim Ngã ba Đồng Lộc,

 của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, âm nhạc Quốc Trung)

6)     Hát ru con trong cảnh các em đeo khăn tang, đang chơi trò chơi.

( Trích đoạn trong phim Ngã ba Đồng Lộc,

 của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, âm nhạc Quốc Trung)

    V.            Cần nâng cao, trang bị kiến thức về âm nhạc dân tộc trong các ngành đào tạo sân khấu và điện ảnh hiện nay:

Có nhiều phương cách để chúng ta có thể thực hiện những tác phẩm nghệ thuật sân khấu, điện ảnh nhằm đạt được những thành tựu ở tầm cao của thế giới; nhưng theo phương cách của một số nhà sáng tạo ra tác phẩm sân khấu, điện ảnh đã thành công, họ thường chú tâm, bám sát những nội dung và chất liệu độc đáo của một quốc gia, dân tộc nào đó, hoặc chính quê hương, dân tộc họ. Nơi đó, có thể họ sẽ khám phá và tìm thấy được mãnh đất màu mỡ, chất liệu độc đáo riêng mà chưa có ai khai thác, giúp họ có thể chọn lựa nhiều hướng thể hiện khác nhau, nhưng tránh được sự trùng lắp, lặp lại theo con đường mòn của các tác phẩm khác. Để có thể thành công theo cách thức đó, các nhà sáng tạo ra tác phẩm sân khấu, điện ảnh không thể không nắm vững những chất liệu, đặc trưng nghệ thuật của dân tộc mình để sáng tạo.

Do thiếu sự quan tâm, chưa làm tốt công việc bảo tồn và phổ biến, ngày nay một số làn điệu dân ca độc đáo của dân tộc chúng ta đã bị mai một, không còn nhiều người nhớ đến. Đồng thời trước thực tế, các thế hệ trẻ ngày nay, có thể biết và thuộc lòng nhiều bài hát, giai điệu nhạc nước ngoài hơn là dân ca Việt nam, nên trong chương trình đào tạo ngành sân khấu, điện ảnh của chúng ta cần cấp bách chú trọng đến việc đào tạo nâng cao, trang bị kiến thức âm nhạc, nhất là âm nhạc dân tộc cho ngành học sân khấu, điện ảnh để góp phần cho các lực lượng diễn viên,đạo diễn – các nhà sáng tạo tương lai có được những chất liệu độc đáo của dân tộc để thể hiện một cách độc đáo trong tác phẩm của mình.

Leave a Comment